-30%
1,550,000  1,100,000 
-11%

Tranh trúc chỉ

Tranh thờ trúc chỉ

2,900,000  2,600,000 
-30%
1,550,000  1,100,000 
-14%
5,400,000  4,650,000 
-14%
5,400,000  4,650,000 

Nếu bạn là một người ưa thích các tác phẩm mang vẻ đẹp truyền thống, luôn có mong muốn gìn giữ giá trị tốt đẹp của nghệ thuật dân tộc thì chắc chắn không thể không biết tới: Tranh trúc chỉ. Đằng sau mỗi bức tranh là một câu chuyện về nguồn cội, triết lý nhân sinh, tình yêu thương con người.

Tranh trúc chỉ là gì? Nguồn gốc tranh trúc chỉ?

Trúc là một loại cây thuộc họ nhà tre. Nếu cây tre dùng để làm các vật dụng phục vụ đời sống vật chất của con người như rổ, rá, nơm,… thì trúc dùng để làm các vật trang trí. Bởi lẽ, màu sắc của trúc nhẹ nhàng, thanh thoát hơn.

Trúc là một nguyên liệu tạo nên những bức tranh trúc chỉ. Chỉ được hiểu là một loại giấy mỏng. Tranh trúc chỉ được hiểu là một loại tranh được làm từ cây trúc và vẽ nên trên các loại giấy mỏng như: giấy gió, giấy lụa. Ngày nay, nhờ công nghệ chế tác được cải tiến, tranh còn được làm bằng nhiều loại vải khác nhau.

Tranh trúc chỉ

Tranh trúc chỉ mang hương vị thuần Việt

Nghệ thuật trúc chỉ xuất hiện rộng rãi và được nhiều người biết đến vào khoảng đầu năm 2011. Đây là một sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm từ chất liệu: tre, trúc. Hình ảnh cây tre được ví như là linh hồn của làng quê Việt Nam. Vì vậy, tranh trúc chỉ ra đời được coi như là nét nghệ thuật thuần Việt mà người dân sáng tạo ra bằng tình yêu nước nồng đượm.

Tuy không có lịch sử lâu đời như các loại tranh Đông Hồ nổi tiếng tại Việt Nam nhưng giá trị văn hóa truyền thống của chúng đem lại vô cùng lớn. Chúng chính là minh chứng cho đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo không giới hạn của nghệ nhân Việt Nam.

Các loại chất liệu in tạo nên tranh trúc chỉ

Trải qua thời gian, các loại chất liệu in tạo nên tranh dần thay đổi để phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Giấy dừa

Giấy dừa được làm từ nguyên liệu là các quả dừa cạn. Xơ dừa được nấu lên tạo thành các dung dịch. Từ các loại dung dịch được ép mỏng vào khuôn để tạo thành những tờ giấy dừa. Giấy dừa được sử dụng có màu sẫm nhưng mùi thơm tạo nên ấn tượng khó quên. Đối với những tác phẩm đặc biệt, các nghệ nhân sử dụng loại giấy này để tạo nên nét độc đáo riêng.

Giấy dó

Giấy dó là một loại giấy cổ truyền, được các làng nghề tại Việt Nam sản xuất. Vỏ cây dó được nấu và ngâm trong nước vôi trong 3 tháng. Bóc vỏ, đem giã tạo thành dung dịch kết dính. Người thợ dùng khuôn đúc thành những tờ giấy. Giấy dó không còn xa lạ với nhiều thế hệ người dân Việt. Khi giấy dó tạo thành các sản phẩm tranh trúc chỉ đã được ưa thích. Tranh làm bằng giấy dó là một sự lựa chọn được khách hàng yêu thích nghệ thuật truyền thống của dân tộc ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay.

Tranh trúc chỉ giấy gió

Chất liệu vải lụa

Công nghệ dệt vải trong đời sống con người ngày một phát triển, những bức tranh trúc chỉ đã được tạo nên bằng chất liệu vải lụa mềm, mịn, mỏng. Vải lụa là một trong những dòng vải cao cấp, đòi hỏi sự kỳ công của người thợ lành nghề. Những tác phẩm tranh được tạo nên từ chất liệu vải này rất đẹp, sang trọng.

Chất liệu vải canvas tạo nên tranh trúc chỉ ngày nay

Nhờ công nghệ hiện đại, một số xưởng sản xuất đã lựa chọn in trên chất liệu vải canvas. Loại vải này rất nhẹ, có độ bền cao, không mối mọt, khả năng chống nước cao, giá thành hợp lý. Các họa sĩ vẽ trên vải khá hút mực, nhanh chóng, cho số lượng lớn trong thời gian ngắn.

Công đoạn tạo nên vải canvas nhanh gọn, theo dây chuyền nên tiết kiệm thời gian chi phí.

Một số loại tranh trúc chỉ nổi bật

Trên thị trường hiện nay đang có 4 loại tranh trúc chỉ nổi bật, được ưa chuộng nhiều nhất. Mỗi loại tranh sẽ mang điểm nhấn và nét đặc trưng riêng.

Tranh trúc chỉ Mandala (tranh Mạn Đà La)

Mẫu tranh trúc chỉ Mandala được hầu hết các gia chủ ưa chuộng và lựa chọn. Bởi lẽ, theo văn hóa tín ngưỡng của người Việt, đa số đều theo đạo Phật. Mandala khắc họa hình ảnh Đức Phật nhân từ.

Tranh Trúc Chỉ Đức Phật có rất nhiều mẫu mã và hình dáng, bởi Phật có rất nhiều chân thân. Song việc treo tranh trúc chỉ Đức Phật đều có ý nghĩa chung là thể hiện lòng tôn kính, muốn có được trí tuệ lớn, cầu danh – tài – lộc, đặc biệt là mong muốn sự bình yên thanh thản trong tâm hồn.

Tranh trúc chỉ mannada

Bên cạnh đó, theo tiếng Phạn, Mandala cũng có nghĩa là vòng tròn kết nối tâm linh. Phật giáo hướng con người tới những điều thiện lương, tốt đẹp, chân- thiện – mỹ. Con người luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong một xã hội lớn. Con người cần vượt qua bản ngã của chính mình đã đạt tới sự từ bi, vẻ đẹp thanh thoát trong tâm hồn. Khi gia chủ treo loại tranh này trong gia đình sẽ giúp tâm hồn được thư thái, cuộc sống bình yên, hướng tới giá trị tốt đẹp.

Tranh trúc chỉ Mandala (Tranh Mạn Đà La) còn được thiết kế hiện lên trên nền ánh đèn xuyên qua, mang lại cảm giác trang nghiêm nhưng rất đỗi an lòng. Tùy theo kích thước không gian phòng thờ, các loại tranh sẽ được đặt hàng riêng theo yêu cầu.

Tranh trúc chỉ Mandala chỉ nên treo ở không gian phòng thờ. Nơi tôn nghiêm và cao quý nhất trong gia đình để thể hiện niềm tôn kính và đem lại phước lành cho gia đình.

Lưu ý khi treo tranh trúc chỉ Mandala: có thể vì lý do nào đó mà tranh bị rách, bẩn (vết nhỏ), tốt nhất nên sửa chữa càng nhanh càng tốt, theo tâm linh càng để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe gia chủ.

Tranh trúc chỉ hoa sen – Sự kết hợp hài hoà của tinh hoa văn hoá Việt Nam

Từ lâu, hoa sen được biết đến là biểu tượng của Phật giáo – có ý nghĩa giúp con người làm việc thiện, tu tâm dưỡng tính. Ở Việt Nam, người dân luôn coi hoa sen là Quốc Hoa – biểu tượng của sự thuần khiết trên đời. Cũng vì lẽ đó, mẫu tranh hoa sen cũng luôn được rất nhiều người yêu tranh săn đón với mong muốn mang lại bình yên và nhiều tài lộc may mắn.

Hoa sen mang ý nghĩa của sự thuần khiết, thanh cao mà bất kể loài hoa nào cũng không sánh bằng. Trong phật giáo, hình ảnh Quan Âm Bồ Tát ngồi trên đài sen, tỏa ra các vầng hào quang giúp đỡ chúng sinh là một hình ảnh vô cùng ý nghĩa. Hoa sen trong các bức tranh trúc chỉ mang tới sự tốt đẹp, may mắn và vẻ đẹp thuần khiết trong tâm hồn chủ nhân.

Ngắm nhìn khung tranh trúc chỉ hoa sen, cả người vẽ và người thưởng tranh đều có thể thấu cảm được sự tinh túy của đất trời, hơn nữa cũng là sự thanh cao của một con người. Các bức tranh chủ đề hoa sen hầu hết thường được sử dụng để bài trí tại các phòng thờ, đền, chùa. Song ngày nay, tranh trúc chỉ hoa sen cũng được treo rất nhiều tại không gian phòng khách để phong thủy thêm tươi tốt, đặc biệt là thể hiện tâm hồn hướng thiện của gia chủ.

Lưu ý khi treo: Chỉ nên treo tranh trúc chỉ hoa sen khi kiến trúc nội thất trong ngôi nhà mang phong cách cổ điển.

Tranh trúc chỉ chữ “Phúc” – Niềm tin và nguyện ước của mỗi gia đình

“Phúc” có nghĩa là “đồng thuận”, “thuận lợi”, người treo chữ “Phúc” mong muốn phước báu sẽ đến với gia đình mình, mọi việc thuận từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

Trước khi có chữ Quốc ngữ, người Việt sử dụng chữ Nôm để giao tiếp. Việc thờ phụng hay trưng bày chữ Phúc trong gia đình là ảnh hưởng của văn hóa chữ Nôm từ bao đời trước.

Tranh trúc chỉ chữ phúc

Gia chủ không chỉ thờ duy nhất một chữ Phúc mà còn có kết hợp với các câu đối, câu thơ hay. Bộ ba Phúc – Lộc – Thọ sẽ luôn đi cùng với nhau. Mẫu tranh trúc chỉ bộ ba này cũng được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Mẫu tranh trúc chỉ chữ “Phúc” thường được treo tại các gian thờ hoặc phòng khách. Người ta cũng có thể dùng tranh trúc chỉ chữ “Phúc” để làm quà tặng thay cho những câu chúc hạnh phúc, sung túc.

 

Tranh trúc chỉ chân dung

Để lưu giữ và bảo tồn nghệ thuật khắc họa chân dung truyền thống, tranh trúc chỉ chân dung đã được các nghệ nhân sáng tạo. Bằng những đường nét điêu luyện, khéo léo, tranh trúc chỉ chân dung là một tác phẩm nghệ thuật sáng tạo vượt bậc.

Các nghệ nhân đã khắc họa được nét đẹp trên khuôn mặt của từng con người mà không cần nhờ bất kỳ phương pháp kỹ thuật hiện đại nào tác động.

Một số gia chủ đã thờ phụng tổ tiên bằng các bức tranh trúc chỉ chân dung. Mỗi bức tranh đều được khắc họa giống hệt như người thật và được truyền thần mạnh mẽ. Qua mỗi bức tranh, khách hàng sẽ cảm nhận được nét gần gũi như chính người thân của mình đang hiện hữu.

 

 

Tranh trúc chỉ ứng dụng gì trong đời sống?

 

Ngày nay, tranh trúc chỉ được ứng dụng nhiều trong đời sống nên tìm một địa chỉ bán cũng khá dễ dàng.

  • Trang trí nội thất: Tranh trúc chỉ giúp các bức tường, bức vách trong ngôi nhà được lung linh hơn. Để người mua có thể dễ dàng lựa chọn và yêu cầu đặt hàng theo mẫu, sao cho phù hợp với không gian nội thất.
  • Trang trí văn phòng: Nhiều vị lãnh đạo của các công ty lớn đều yêu thích loại hình nghệ thuật thuần Việt này nên tranh trúc chỉ xuất hiện ở nhiều không gian văn phòng. Môt số địa chỉ bán đều có nhiều khách hàng đến mua là các vị lãnh đạo. Họ thường đặt những mẫu mã khá độc đác, khác lạ, hướng tới sự thanh tịnh, may mắn.
  • Trang trí không gian đền, chùa: Tranh trúc chỉ được xuất hiện ở một số đền, chùa.  Nghệ nhân thường đặt yếu tố thanh tịnh, tâm linh nên hàng đầu.

 

Gợi ý cách bày trí tranh trúc chỉ trong các không gian trong nhà

Khách hàng vẫn đang phân vân về cách trang trí bằng tranh trúc chỉ cho không gian nội thất của gia đình. Hãy cùng thử xem ngay gợi ý ngay sau đây:

Tranh trúc chỉ trong không gian phòng khách tạo nên sự sang trọng

Khác với các loại tranh thông thường khác là chỉ có thể sử dụng trang trí trong một không gian riêng biệt, tranh trúc chỉ lại có thể kết hợp với nhiều không gian khác nhau.

Đặt chính giữa phòng khách

Tranh trúc chỉ có thể trang trí tại không gian phòng khách trong những ngôi nhà mang phong cách cổ điển pha chút lãng mạn. Bởi mang nét đẹp văn hóa của người Việt. Khi đặt một bức tranh trúc chỉ giữa không gian cổ điển sẽ gợi nhớ tại những năm tháng đã qua, những dấu vết của thời gian. Bức tranh trúc chỉ nên đặt chính giữa căn phòng để tạo điểm nhấn rõ rệt.

 

Không nên kết hợp trang trí tranh trúc chỉ với quá nhiều đồ vật xung quanh 

Tranh trúc chỉ không nên kết hợp đồ dùng mang phong cách hiện đại hoặc quá diêm dúa. Hướng tới giá trị giản đơn thuần Việt nên chúng chỉ nên đặt ở không gian mang màu sắc nhẹ nhàng để tôn lên vẻ đẹp vốn có.

 

Tranh trúc chỉ trong không gian phòng thờ tạo nét đẹp tâm linh người Việt

Công dụng lớn nhất của tranh trúc chỉ là dùng trang trí phòng thờ để tạo nên vẻ đẹp tâm linh thuần Việt. Tuy nhiên, trong quá trình sắp xếp không gian, khách hàng cũng cần phải lưu ý một số điều sau:

 

Phù hợp với kiến trúc nội thất

Tranh trúc chỉ dùng để trang trí phòng thờ phải phù hợp với kiến trúc nội thất, phù hợp với phong cách cổ điển. Nếu bạn lựa chọn kiến trúc nội thất phòng thờ mang phong cách hiện đại thì đặt một bức tranh bên trong sẽ không hề phù hợp. Tranh trúc chỉ sẽ tỏa sáng khi chúng được đặt trong không gian nội thất phù hợp nhất.

cách đặt tranh trúc chỉ

 

Đảm bảo yếu tố phong thủy

Phòng thờ là nơi linh thiêng, thờ phụng gia tiên và mang ý nghĩa phong thủy lớn. Gia chủ cần lưu ý về hướng đặt tranh, loại tranh sao cho phù hợp với phong thủy của gia chủ. Ví dụ, gia chủ mệnh kim, hợp màu vàng thì chắc chắn không thể bỏ qua được những bức tranh trúc chỉ trong phòng thờ để tạo điểm nhấn, thu hút vượng khí vào trong nhà.

 

Kích thước tranh trúc chỉ cần cân xứng với diện tích căn phòng

Với nhiều gia đình, diện tích dành cho phòng thờ khá nhỏ nên các vật dụng trang trí có kích thước nhỏ và số lượng ít. Khi khách hàng quyết định mua tranh trúc chỉ trang trí cho phòng thờ thì nên căn cứ vào diện tích căn phòng để lựa chọn. Với những căn phòng thờ nhỏ nên chọn loại tranh nhỏ, ít chi tiết để giúp căn phòng không bị rối mắt. Những bức tranh trúc chỉ cặp, hoặc cỡ lớn thì phù hợp với căn phòng lớn.

 

Địa chỉ bán tranh trúc chỉ uy tiến nhất miền Bắc

Chuyên thiết kế, thi công, lắp đặt các sản phẩm nội thất gia đình, nội thất phòng thờ với đội thợ tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm. Sản phẩm chất lượng, dịch vụ chu đáo đem lại cho khách hàng sự tin tưởng, hài lòng nhất. Các dòng sản phẩm chủ đạo của Nội thất xanh Green House gồm có:

0987319446
Liên hệ