Mục đích của việc thờ cúng tổ tiên trên sập thờ tứ linh
Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam từ xưa tới nay.
Mục đích của thờ cúng là thể hiện truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tưởng nhớ về những người đã khuất tổ tiên ông bà.
Đồng thời qua đó, con cháu nơi trần tục gửi gắm mong cầu, phù hộ gia đình được bình an, hạnh phúc và may mắn.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại sập thờ được chạm khắc tinh xảo, đẹp mắt.
Với mỗi loại sập thờ đều mang một ý nghĩa riêng của nó. Ví dụ như sập thờ tứ linh tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực.
Sự bảo vệ của long, lân, quy và phụng có ý nghĩa tăng cường cát khí, chống lại hung khí và tránh vận hạn, gia tăng tài lộc.
Do đó, sập thờ tứ linh đem lại cho gia chủ những điều tốt lành, là một trong những mẫu có ý nghĩa và được mọi người ưa chuộng nhất hiện nay.
Ý nghĩa sập thờ tứ linh
Như thế nào được gọi là sập thờ tứ linh?
Trước tiên chúng ta cần phải hiểu tứ linh có nghĩa là 4 loại vật gồm “Long – Ly – Quy – Phụng”.
Bốn loài vật có sức mạnh phi thường và tượng trưng cho bốn yếu chính trong trời đất chính là đất, nước, lửa và gió.
Hình ảnh tứ linh rất đỗi quen thuộc trong văn hóa nhiều nước phương Đông nhất là các nước ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa.
Hình ảnh tứ linh được sử dụng phổ biến trong những không gian cổ kính, thờ phụng linh thiêng hay tại nhà thờ họ, nhà thờ gia tiên…
Tứ linh biểu hiện cho sự giàu có và quyền lực, đại diện cho hoàng tộc ngày xưa.
Sập thờ tứ linh là mẫu sập thờ cao cấp được khắc lên 4 loài vật cao quý này với ý nghĩa của sự may mắn, đại diện về mặt tinh thần của con người trong cuộc sống.
Ý nghĩa của từng con vật được chạm khắc trên sập thờ tứ linh
Như chúng ta đều thấy, trên sập thờ tứ linh được chạm khắc bốn con vật.
Vậy tại sao lại chạm khắc bốn con vật đó mà không phải là những con khác.
Hãy cùng tìm hiểu mỗi con vật này thể hiện điều gì nhé!
Long linh vật đầu tiên được nhắc tới mang ý nghĩa tài lộc và công danh.
Rồng có khả năng thổi ra nguyên khí đất trời nền tảng của học thuật phong thủy.
Hiểu một cách cụ thể hơn là hình dạng của núi sông, thung lũng, nhà cửa… đều liên quan đến các bộ phận của rồng như móng, thân, mình, đuôi, đầu.
Sức mạnh của rồng tạo ra tiết khí, mưa giông và ánh sáng từ mặt trời, gió biển và đất đai.
Lân điểm đặc biệt của loài vật này là có đầu nửa rồng nửa thú.
Lân có một sừng nhưng không húc ai hay làm hai nên sừng này được coi là hiện thân của từ tâm.
Người Việt còn thể hiện con Lân trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn thù bồ tát.
Lân mang biểu tượng cho sức mạnh của linh vật tầng trên, trí tuệ và sự tinh anh và có khả năng kiểm soát tâm hồn của những người hành hương.
Quy hay còn gọi là rùa biểu tượng cho khía cạnh tính cách và sức khỏe.
Quy trong tứ linh đại diện cho mặt đất vững chắc những bước tiến chậm.
Ngoài ra còn đem đến ý nghĩa là làm việc gì cũng cần phải tính toán chắc chắn và điềm tĩnh điều mà mỗi người cần có trong cuộc sống.
Đại diện cuối cùng cho sập thờ tứ linh chính là Phụng.
Phụng hay là Phượng hiện thân của thánh nhân và sự hạnh phúc.
Nếu như rồng và yếu tố dương tượng trưng cho vua chúa thì phụ là yếu tố âm tượng trưng cho hoàng hậu.
Phượng biểu hiện cho đức hạnh và sự duyên dáng như người phụ nữ.
Biểu tượng này xuất hiện ở đâu ở đó có sự hòa bình và thịnh vượng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.